Nhà tù Phú Quốc - Di tích lịch sử “bi hùng”, địa ngục trần gian
Slogan DONA
Blog phú quốc
2 May, 2025

Nhà tù Phú Quốc - Di tích lịch sử “bi hùng”, địa ngục trần gian

    Nhà tù Phú Quốc hay nhà lao Cây Dừa được xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1993. Hằng năm, địa điểm này thu hút hơn 10 nghìn lượt khách tham quan, phần lớn bởi những câu chuyện đầy ám ảnh về 40 hình thức tra tấn tàn khốc và các cuộc vượt ngục ly kỳ bậc nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Bạn hãy cùng Dona Tourist du lịch Phú Quốc để tìm hiểu về những chứng tích bi thương và sự kiên cường, bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

    Giới thiệu về nhà tù Phú Quốc

    Nhà tù Phú Quốc từng là nơi giam cầm hơn 40.000 tù binh chính trị trong những năm tháng chiến tranh Đông Dương khốc liệt. Trong khoảng thời gian 6 năm đầy bi thương (1967 - 1973), hơn 4.000 người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm lại nơi này bởi những màn tra tấn dã man, hàng chục nghìn người khác mang trên mình vết thương, di chứng tàn phế suốt cuộc đời. 

    Đến năm 1995, nhà tù Phú Quốc đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, mở cửa đón du khách đến tham quan, tưởng nhớ về những sự kiện lịch sử đau thương và tri ân người anh hùng đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.

    Nhà tù Phú Quốc nằm ở đâu? Giá vé và giờ mở cửa

    Tọa lạc tại số 350 đường Nguyễn Văn Cừ, An Thới, nhà tù Phú Quốc cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 28km về phía Nam. Di tích mở cửa đón khách tham quan hằng ngày vào hai khung giờ từ 8h00 đến 11h30 và từ 13h30 đến 17h00. Hiện tại, giá vé tham quan khu di tích hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu sắc hơn về lịch sử và những câu chuyện ẩn chứa nơi đây, bạn có thể cân nhắc thuê hướng dẫn viên thuyết minh với mức phí dao động từ 100.000 đến 200.000 VND/buổi. Nếu đi theo nhóm nhỏ, bạn hãy ghép đoàn với những du khách khác để chia sẻ chi phí.

    nha-tu-phu-quoc-o-dau.jpg (100 KB)
    Nhà lao Cây Dừa cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 28km về phía Nam

    Nên tham quan nhà tù Phú Quốc khi nào?

    Phú Quốc mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng biệt. Mùa khô tiết trời khô ráo, thoáng đãng và nhiệt độ dễ chịu lý tưởng để tham quan di tích cũng như di chuyển ngoài trời. Tuy nhiên, đây cũng là mùa cao điểm du lịch, đông du khách. Ngược lại, mùa mưa ở Phú Quốc có lượng khách tham quan ít và giá cả dịch vụ cũng có xu hướng rẻ hơn. Thời tiết lúc này khá mát mẻ, không khí trong lành, nhưng bạn cần lường trước những cơn mưa bất chợt. Nếu ghé thăm di tích vào mùa mưa, hãy chuẩn bị sẵn quần áo tối màu, dép và đừng quên mang theo ô để tránh những cơn mưa bất chợt.

    Đường đi nhà tù Phú Quốc

    Để thuận tiện cho việc di chuyển và chủ động về thời gian tham quan, bạn nên đi bằng taxi hoặc thuê xe máy tại Phú Quốc. Dịch vụ cho thuê xe máy rất phổ biến ở trung tâm thị trấn Dương Đông, bạn chỉ cần hỏi người dân địa phương để được chỉ dẫn đến các cửa hàng uy tín. Bạn có thể dễ dàng tìm đường đi bằng cách sử dụng Google Maps và đi theo tuyến đường DT47. Sau đó, bạn rẽ phải vào đường DT46 và tiếp tục di chuyển thẳng, nhà tù Phú Quốc sẽ nằm ở phía bên trái đường đi.

    duong-di-nha-tu-phu-quoc.jpg (51 KB)
    Đường đi nhà tù ở Phú Quốc

    Lịch sử nhà tù Phú Quốc

    Nhà tù ở Phú Quốc trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nơi giam giữ và tra tấn hàng nghìn tù binh. Trong đó, hai thời kỳ Pháp thuộc và Mỹ Ngụy để lại những dấu ấn sâu sắc nhất về sự tàn khốc, tinh thần đấu tranh bất khuất.

    Nhà lao Cây Dừa thời kỳ Pháp thuộc

    Năm 1946, khi thực dân Pháp chiếm đóng Phú Quốc và bắt đầu xây dựng nhà tù được mệnh danh lớn nhất Đông Nam Á. Nhà lao thời bấy giờ có diện tích lên đến khoảng 40 ha được phân chia thành 4 khu vực chính, ký hiệu A, B, C và D. Nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt với hệ thống hàng rào thép gai dày đặc bao quanh, cùng với đó là hệ thống đèn chiếu sáng và các chòi canh được bố trí dày đặc, lính tuần tra được trang bị vũ khí đầy đủ.

    Đến tháng 4 năm 1954, số lượng tù nhân tại đây đã lên đến khoảng mười bốn nghìn người, phần lớn là nam giới. Dưới sự cai trị và những đòn tra tấn dã man của thực dân Pháp, 99 chiến sĩ cộng sản đã anh dũng hy sinh. Sau Hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954, Pháp trao trả quyền quản lý nhà tù lại cho Việt Nam. Tưởng chừng những đau thương của chiến tranh đã chấm dứt, nhưng nhà lao Cây Dừa lại bước sang trang sử mới, với nhiều cơn ác mộng còn dã man và kinh hoàng hơn.

    Nhà tù Phú Quốc thời Mỹ Ngụy

    Sau khi Việt Nam tiếp quản quyền quản lý vào cuối năm 1955, trại giam mới với diện tích khoảng 4 ha đã được xây dựng ngay trên nền của nhà lao Cây Dừa cũ. Lúc này, trại giam chính thức được gọi là nhà lao Cây Dừa, phân chia thành các khu vực riêng biệt dành cho nam, nữ và người cao tuổi.

    Trong giai đoạn này, những hình thức tra tấn vô cùng dã man và tàn bạo đã được áp dụng lên người chiến sĩ cách mạng kiên trung như giam cầm trong chuồng cọp kẽm gai, đóng đinh vào trán, đầu gối hoặc sử dụng điện cao áp để tra tấn. Trong suốt thời kỳ này, nhà tù Phú Quốc đã trở thành mồ chôn của hàng nghìn người con ưu tú của dân tộc, hàng chục nghìn người khác phải chịu đựng những vết thương, di chứng tàn phế không thể nào chữa lành.

    lich-su-nha-tu-phu-quoc.jpg (95 KB)
    Nhà lao Cây Dừa thời kỳ Mỹ Ngụy

    Nhà tù Phú Quốc có những gì?

    Nhà tù Phú Quốc là chứng tích lịch sử sống động, khắc họa giai đoạn chiến tranh đầy khốc liệt của Việt Nam. Từ hệ thống nhà tù đồ sộ với gần 500 nhà giam, đến nay nhà tù chỉ còn lại 4 nhà giam nguyên bản cùng với khung cửa và nền đá. Phần lớn diện tích đã được phục dựng nhằm giúp du khách có thể hình dung một cách chân thực nhất về những điều khủng khiếp đã từng diễn ra tại nơi này. 

    Nhà tù Phú Quốc trải rộng trên khuôn viên rộng 400 ha, với gần 500 nhà giam được chia thành 12 khu (mỗi khu có 2 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 4 phân khu, được đánh dấu A, B, C, D). Xung quanh mỗi phân khu được bố trí 4 vọng gác cố định hoạt động 24/24 và 10 vọng gác di động. Toàn bộ khu trại giam được bao bọc bởi 10 lớp hàng rào thép gai chằng chịt, kiên cố, tạo thành không gian biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, không có dân cư sinh sống lân cận.

    Hiện nay, khu di tích còn có phòng trưng bày các hình ảnh và tư liệu lịch sử quý giá. Xung quanh nhà tù, bạn cũng có thể thấy nhiều dấu vết được mô phỏng lại những cuộc vượt ngục đầy cam go trong quá khứ. Bên trong nhà tù Phú Quốc có nhiều điểm tham quan nổi bật:

    Cổng Tiểu đoàn 8 quân cảnh

    Cổng được xây dựng với lõi trụ sắt và gạch đặc, tạo thành hai trụ vuông vững chãi hai bên lối vào. Di tích này đã được phục dựng hoàn toàn theo nguyên bản.

    Nghĩa địa tù binh

    Với diện tích khoảng 20.000m², nghĩa địa nằm cách phân khu B2 của trại giam khoảng 1km. Khu nghĩa địa được thiết kế theo hình tròn, nổi bật ở trung tâm là tượng đài hình nắm đấm, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường và anh dũng của dân tộc Việt Nam.

    Nhà trưng bày bổ sung di tích

    Khu trưng bày được chia thành hai phòng. Phòng đầu tiên trưng bày các hiện vật và giới thiệu lịch sử hình thành, quá trình tồn tại của trại giam. Phòng thứ hai trưng bày 100 bức ảnh tư liệu quý giá về các hình thức tra tấn tàn bạo của địch, cũng như những phương thức đấu tranh kiên cường của nhân dân ta trong suốt thời kỳ chiến tranh.

    nha-trung-bay-di-tich-nha-tu-phu-quoc.jpg (82 KB)
    Nhà trưng bày bổ sung di tích lịch sử tại nhà tù Phú Quốc

    Đài tưởng niệm liệt sĩ trên đồi Sim

    Đài tưởng niệm được thiết kế độc đáo với hai bên là hình tượng ngọn sóng cao 5m. Ở giữa là khối nhọn khoét rỗng khoảng 2m, mang ý nghĩa sâu sắc về "những con người đã đi ra từ nơi ấy".

    Cổng Tiểu đoàn 7 quân cảnh

    Cổng có chiều cao khoảng 4.1m và chiều rộng 0.85m, hai trụ cổng cách nhau 5.9m. Ngay sát trụ cổng bên trái, du khách có thể tìm thấy bảng tóm tắt thông tin về Tiểu đoàn 7 quân cảnh.

    Cổng và nhà Ban chỉ huy trại giam

    Hiện tại, cổng và nhà Ban chỉ huy trại giam đã được phục dựng bằng bê tông cốt thép, mái lợp tôn, cửa sổ làm bằng gỗ. Cánh cửa cổng chính được làm từ những thanh sắt ấp chiến lược và dây kẽm gai, tái hiện chân thực khung cảnh xưa.

    Phân khu B2

    Phân khu B2 đang được phục dựng trên diện tích hơn 17.000m², bao gồm các hạng mục quan trọng như vọng gác (chòi canh), hệ thống hàng rào bảo vệ, cổng trại giam của phân khu B2, chuồng cọp kẽm gai đầy ám ảnh, khu vực nhà bếp, nhà ăn, cùng với các khu giam giữ và tra tấn tù binh. Nơi đây tái hiện một cách chân thực không gian bên trong nhà giam Phú Quốc năm xưa thông qua những hình nộm tù nhân và binh sĩ. 

    phan-khu-b2-nha-tu-phu-quoc.jpg (96 KB)
    Phân khu B2 trong nhà tù

    Những trải nghiệm “khó phai” tại nhà tù Phú Quốc

    Giữa vẻ đẹp thanh bình của đảo Ngọc, nhà tù ở Phú Quốc không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo mà còn bởi những câu chuyện lịch sử và trải nghiệm tâm linh sâu sắc níu chân du khách. Đến nơi đây, bạn sẽ có cơ hội khám phá nhiều khía cạnh khác của Phú Quốc, lắng đọng trong không gian tĩnh lặng và cảm nhận những dấu ấn thời gian "khó phai".

    Chứng kiến hình thức tra tấn dã man

    Nhà lao Cây Dừa được ví như thước phim lịch sử sống động, tái hiện chân thực những màn tra tấn dã man đã từng diễn ra. Câu chuyện thời chiến được kể lại thông qua hình ảnh những hình nộm tù nhân, binh lính, giúp du khách cảm nhận rõ nét nhất về sự tàn khốc của giai đoạn đấu tranh giành độc lập đầy gian khổ của quân và dân ta trong quá khứ.

    Một số hình thức nhục hình kinh hoàng đã được các cựu tù nhân kể lại và được phục dựng tại nhà tù Phú Quốc bao gồm:

    • Chuồng cọp kẽm gai: Những chiếc chuồng được làm từ dây kẽm gai sắc nhọn với đủ kích cỡ. Tù nhân phải nằm trực tiếp trên đất hoặc nằm trên những sợi kẽm gai đau đớn, thậm chí ngồi khom lưng. Tù nhân bị lột trần và phải chịu đựng mưa nắng khắc nghiệt suốt nhiều ngày liền.
    • Đóng đinh: Hình thức tra tấn tàn bạo nhằm vào ý chí của người tù, khi binh lính dùng đinh (loại 3 phân hoặc 7 phân) đóng vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như tay, đầu gối, cổ,...
    • Đục và bẻ răng: Những chiếc răng kiên cường của người chiến sĩ cũng không thoát khỏi sự tàn ác khi bị đục hoặc bẻ bằng búa.
    • Chảo dầu: Hình thức hành hình ghê rợn khi tù nhân bị nhốt vào bao tải rồi thả vào chảo dầu đang sôi.

    Bên cạnh đó, còn rất nhiều phương pháp tra tấn tàn bạo khác đã được tái hiện vô cùng sống động tại nhà lao Cây Dừa, gây xúc động mạnh mẽ cho bất kỳ ai chứng kiến.

    hinh-thuc-tra-tan-nha-tu-phu-quoc.jpg (103 KB)
    Các hình thức tra tấn tù binh

    Tham quan phòng biệt giam, tra tấn

    Ngay khi đến khu di tích, ấn tượng đầu tiên có lẽ là những hàng rào thép gai kiên cố và dãy trại giam nhuốm màu thời gian. Trại giam Phú Quốc bao gồm 12 khu được phân chia thành các phòng giam tập thể và khu biệt giam khắc nghiệt.

    Những khu biệt giam có diện tích vỏn vẹn khoảng 30m2, vào mùa cao điểm có thể giam giữ đến 180 người, khiến tù binh phải chịu cảnh chen chúc, thay phiên nhau ngồi và nằm trong không gian ngột ngạt. Bên cạnh đó, những mô hình sống động tái hiện lại cảnh giam cầm và các hình thức tra tấn dã man tại nơi này sẽ chạm đến tận đáy lòng, khiến du khách không khỏi xúc động. 

    Viếng thăm đài tưởng niệm tại nhà tù

    Sau khi tận mắt chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện lịch sử đầy đau thương, bạn đừng quên ghé thăm đài tưởng niệm trang nghiêm để tưởng nhớ, thắp nén hương tri ân hơn 500 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh dưới những hình thức tra tấn tàn bạo tại nơi này.

    Đài tưởng niệm được xây dựng vào năm 2013 với thiết kế đầy ý nghĩa, hai bên là hình tượng những con sóng cao hơn 5m, tượng trưng cho sự mất mát lớn lao. Ở giữa có khối nhọn vươn lên, khắc họa hình ảnh một người với khoảng trống ở trung tâm, mang ý nghĩa sâu sắc "những con người đã ra đi từ nơi ấy".

    dai-tuong-niem-nha-tu-phu-quoc.jpg (102 KB)
    Viếng thăm đài tưởng niệm tưởng nhớ, tri ân hơn 500 chiến sĩ

    Lưu ý khi đến nhà tù Phú Quốc

    Nhà tù Phú Quốc không chỉ là địa điểm du lịch thông thường mà còn là di tích lịch sử linh thiêng của dân tộc. Để chuyến tham quan diễn ra trọn vẹn và thể hiện sự tôn trọng đối với lịch sử, xin lưu ý một vài điều sau:

    • Nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với không gian trang nghiêm của di tích, đặc biệt khi có ý định viếng thăm đài tưởng niệm.
    • Tuyệt đối không chạm tay vào các hiện vật và sản phẩm trưng bày trong khu di tích để bảo tồn nguyên vẹn những chứng tích lịch sử.
    • Ghi nhớ giờ mở cửa của di tích (sáng từ 8h00 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h00) để chủ động sắp xếp lịch trình tham quan.
    • Thời gian tham quan di tích có thể kéo dài từ 1 đến 2 tiếng, vì vậy bạn có thể mang theo một chút đồ ăn nhẹ và nước uống để bổ sung năng lượng trong suốt chuyến đi.
    • Hãy giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi trong khuôn viên khu di tích.
    • Sau khi tham quan nhà tù Phú Quốc, bạn có thể thưởng thức các đặc sản địa phương như bún quậy, gỏi cá trích và hủ tiếu mực để nạp năng lượng.
    • Gần khu di tích có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như bãi Sao, chùa Quốc Hộ, vườn tiêu Phú Quốc, suối Tranh,... Bạn có thể kết hợp tham quan làm phong phú thêm hành trình du lịch.
    luu-y-khi-den-nha-tu-phu-quoc.jpg (100 KB)
    Đến nhà tù Phú Quốc nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo

    Lời kết

    Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, nhà tù Phú Quốc đã chính thức giải tán và các tù binh được trao trả tự do. Ngày nay, nơi đây không còn là chốn giam cầm mà đã trở thành di tích lịch sử thiêng liêng, địa điểm tưởng nhớ những hy sinh mất mát và ghi dấu giai đoạn lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Dona Tourist hy vọng chuyến đi đến nhà tù Phú Quốc - di tích lịch sử “bi hùng”, địa ngục trần gian sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm cảm xúc sâu sắc.

    Nếu bạn đang tìm kiếm tour Phú Quốc để được lên kế hoạch khám phá nhiều địa điểm nổi tiếng một cách khoa học, hãy liên hệ với Donatourist để được tư vấn chi tiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu trước về các địa danh du lịch trong chuyên mục Blog của donatourist.com.

    Du lịch trong nước yêu thích nhất